Phân loại rác thải tại Việt Nam dù được nói đến từ lâu nhưng đến nay vẫn đang chỉ ở bước bắt đầu. Do đó,ânloạiráckhôngthểchỉđổđầu người dâlịch thi đấu mu chúng ta cần phải có một chính sách đồng bộ từ người dân, đơn vị thu gom, vận chuyển, phương pháp xử lý đến cơ quan quản lý.
Rác sau phân loại thì lưu trữ như thế nào? Ai chịu trách nhiệm trang bị thùng rác ba màu tại khu vực công cộng? Khu vực nào có thể đặt được thùng rác? Người dân có thể tận dụng túi nilon ba màu có sẵn để phân loại rác trong gia đình thay vì phải mua ba thùng rác? Hoặc nhà nước có thể hỗ trợ cung cấp túi nilon ba màu dễ phân hủy cho người dân hay không? Đó là những câu hỏi cần được trả lời cụ thể để người dân dễ dàng thực hiện phân loại rác.
Về phía người dân:tất cả đều phải phân loại rác theo Luật Bảo vệ môi trường và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước. Điều đáng lưu ý ở đây là người dân cần được hướng dẫn chi tiết và cụ thể hơn để tạo được sự đồng bộ. Ngoài ra, các hộ dân ở sâu trong hẻm nhỏ thì rác sau phân loại sẽ được thu gom như thế nào? Việc chi trả chi phí phải được khấu trừ vào rác thải tái chế, người dân không cần phải lưu trữ và bán nhỏ lẻ.
Về phía đơn vị thu gom, vận chuyển rác:bắt buộc phải đầu tư thiết bị gom rác sau khi phân loại; xây dựng kế hoạch, khung giờ thu gom riêng cho từng loại rác; thu mua lại rác thải tái chế và khấu trừ vào phí vệ sinh cho người dân. Đơn vị phải dự toán kinh phí thu gom, vận chuyển riêng cho từng loại rác, phối hợp với cơ quan quản lý tuyên truyền và cách thức phân loại rác đến từng người dân.
Về phía đơn vị xử lý rác: hiện nay, cả nước đang chạy theo xu hướng đốt rác phát điện, và đang được xây dựng tại nhiều địa phương từ Bắc vào Nam, nhưng hầu hết chưa đưa vào hoạt động (chỉ có Cần Thơ và một số địa phương đã vận hành). Nhà nước cần đánh giá hiệu quả của việc đốt rác phát điện. Điện sản xuất ra có được thương mại hóa hay phát ra rất ít? Nếu việc đốt rác là chủ yếu thì nên đánh giá thêm chuyện xử lý rác thải sinh hoạt, thu hồi sản phẩm hữu cơ.
Việc áp dụng phân loại rác tại nguồn phải đi đôi với phát triển công nghệ đốt rác phát điện, đốt rác, xử lý rác thành phân hữu cơ hay công nghệ đốt rác kết hợp với ủ phân, công nghệ đốt rác phát điện kết hợp công nghệ ủ phân vi sinh. Cơ quan nhà nước cần phải định hướng công nghệ xử lý rác thải cho phù hợp với việc phân loại rác.
>> Phân loại rác ngược
Về phía cơ quan quản lý nhà nước:phải vận động, tuyên truyền đến từng hộ dân về việc phân loại rác, đồng thời giám sát và phối hợp với đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Ngoài ra, các Bộ, ban, ngành cũng cần bố trí nhân sự và kinh phí hoạt động có liên quan. Hiện nay, định mức của Bộ Xây dựng về dịch vụ công ích là rất thấp, trong khi giá nguyên vật liệu và giá nhân công tăng rất nhiều, chưa nói đến thực tế mức lương nhà nước áp dụng cho lĩnh vực vệ sinh môi trường là không đủ hấp dẫn để thu hút được người lao động.
Thêm vào đó, chúng ta phải bố trí, xây dựng các điểm tập kết rác trên địa bàn từng phường, xã... Việc này rất quan trọng để nâng cao hiệu quả thu gom rác được kịp thời và nhanh chóng. Không những rác thải sinh hoạt từ các hộ dân, hiện nay cả nước cũng phát sinh lượng rác xây dựng và rác công nghiệp rất lớn (bùn thải, rác điện tử...) nên cũng cần có quy hoạch và phương pháp xử lý khối lượng rác này. Trước đây, chúng ta chỉ xử lý bằng chôn lấp rất tùy tiện, không mang lại hiểu quả mà còn gây hại cho môi trường, nên phải thay đổi.
Trên đây là một số ý kiến của tôi về chuyện phân loại rác thải. Tóm lại, chúng ta phải thực hiện đồng bộ từ mọi thành phần xã hội. Thêm vào đó, kinh phí nhà nước phải bổ trợ theo dự toán thực hiện, chứ không thể như một số địa phương, kinh phí thu gom, vận chuyển rác thải đều chỉ biết thu từ người dân nên không thể duy trì hiệu quả.
LM Tan
>> Bạn nghĩ sao về mô hình phân loại rác tại Việt Nam? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.