Ký sinh trùng là những sinh vật có thể phát triển mạnh mẽ trong cơ thể vật chủ. Chúng hút dinh dưỡng từ vật chủ để tồn tại và sinh sản. Ở con người,Đóingaysaubữaăncóphảilàtriệuchứngnhiễmgiunsácách kiếm tiền online ký sinh trùng khi xâm nhập vào cơ thể thì có thể xuất hiện ở hầu hết mọi cơ quan. Trong đó, phổ biến nhất là ở ruột và loại ký sinh trùng thường gặp nhất là giun sán, theo chuyên trang sức khỏe Healthline(Mỹ).
Giun sán ký sinh trong đường ruột có nhiều loại như sán dây, giun tròn, giun kim hay giun móc. Chúng bám vào niêm mạc ruột non để hút máu hay dinh dưỡng, chẳng hạn như chất sắt từ thức ăn. Vì thiếu sắt nên quá trình sản xuất hồng cầu của cơ thể bị ảnh hưởng. Cộng với việc hút máu, giun sán khiến người bệnh dễ bị thiếu máu và mau cảm thấy đói dù vừa ăn một bữa no.
Nhiễm giun sán ký sinh là do ăn thức ăn, hay uống nước có trứng giun sán. Vệ sinh kém, không rửa sạch tay trước khi ăn, ăn phải thịt chưa chín hay trái cây tươi chưa rửa sạch sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm giun sán. Nếu không được điều trị, giun sán có thể gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài như mệt mỏi, nhức đầu hay đau cơ.
Một trong những biểu hiện đáng ngờ nhất của nhiễm ký sinh trùng đường ruột là cảm thấy đói không lâu sau bữa ăn và tình trạng này thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân là do giun sán đã ăn hết thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và khiến cơ thể bị đói. Tình trạng này có thể kèm theo một số vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, sụt cân không rõ nguyên nhân, thậm chí suy dinh dưỡng.
Nếu bị nhiễm giun móc thì người bệnh còn có thể bị thiếu máu. Giun móc sẽ bám vào niêm mạc ruột non để hút chất sắt trong thức ăn và hút máu.
Trong trường hợp mắc giun kim, người bệnh có thể xuất hiện thêm triệu chứng là ngứa hậu môn. Cảm giác ngứa này là do giun kim đẻ trứng ở nếp nhăn quanh hậu môn. Ngoài ra, một số loại ký sinh trùng có khả năng tiết độc tố dẫn đến các vấn đề về da và dị ứng như nổi mề đay, chàm, theo Healthline.