Hãng tin Reutersdẫn lời hai giám đốc điều hành doanh nghiệp cho biết Việt Nam đang đàm phán với các công ty sản xuất chip nhằm mục đích thu hút đầu tư và có thể xây dựng nhà máy sản xuất chip đầu tiên. Reutersđánh giá rằng Việt Nam có vai trò ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu về chất bán dẫn,ệtNamđàmphánthuhútđầutưngànhbándẫlịch thi đấu khi các công ty nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung.
Hiện nay, nhà máy sản xuất thử nghiệm và lắp ráp chip hiện đại của Intel đang đặt tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh - SHTP). Đây là nhà máy lớn nhất thế giới của Intel. Kể từ khi công bố dự án tại Việt Nam vào năm 2006, đến nay Intel ước tính đã đầu tư khoảng 1,5 tỉ USD vào Việt Nam.
Trao đổi với Reuters,ông Vũ Tú Thành, Giám đốc điều hành, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN, cho biết trong những tuần gần đây đã liên tiếp diễn ra các cuộc gặp với hơn một chục công ty chip đến từ Mỹ. Ông từ chối nêu tên cụ thể vì các cuộc đàm phán đều mới chỉ ở giai đoạn sơ bộ.
Tuy nhiên, một lãnh đạo công ty chip nói với Reutersrằng các cuộc gặp với những nhà đầu tư tiềm năng có sự tham gia của 2 công ty GlobalFoundries của Mỹ và PSMC từ Đài Loan. Mục đích là xây dựng nhà máy đầu tiên của Việt Nam, rất có thể là dành cho những con chip được sử dụng trong ô tô hoặc cho các ứng dụng viễn thông.
Các cuộc gặp diễn ra sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Việt Nam vào tháng 9, và sau đó là tuyên bố Việt - Mỹ nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện. Ông Biden đã mô tả Việt Nam là nước có tiềm năng lớn trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
Tuy nhiên, Robert Li, Phó Chủ tịch của Synopsys, công ty thiết kế chip hàng đầu hoạt động tại Việt Nam, kêu gọi các nhà chức trách "suy nghĩ kỹ" trước khi trợ cấp để xây dựng nhà máy chip.
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam: “Kết nối Việt Nam với hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn khu vực Đông Nam Á”, ngày 29.10, ông Robert Li cho biết việc xây dựng nhà máy chip thể tiêu tốn tới 50 tỉ USD và sẽ kéo theo việc cạnh tranh về trợ cấp với Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu, những nước đã công bố kế hoạch chi tiêu khổng lồ trong lĩnh vực này.
Cũng tại hội nghị, ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Mỹ, đã khuyến nghị Chính phủ nên tập trung vào các lĩnh vực chip mà Việt Nam vốn có thế mạnh như lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm.