Số Miền Nam

Đoạn clip ghi lại một ngày làm việc củacô giáoThanh Tâm khiến cộng đồng mạng rưng rưng cảm phục, nhậ mesh wifi

【mesh wifi】Câu chuyện truyền cảm hứng của cô giáo dạy nhạc mất 2 chân sau tai nạn

Đoạn clip ghi lại một ngày làm việc của cô giáo Thanh Tâm khiến cộng đồng mạng rưng rưng cảm phục,âuchuyệntruyềncảmhứngcủacôgiáodạynhạcmấtchânsautainạmesh wifi nhận về gần 400.000 lượt thích, hơn 11 triệu lượt xem cùng hàng chục ngàn bình luận, chia sẻ.

Phải sống vì con!

Vốn là người phụ nữ xinh đẹp, yêu đời, có một gia đình hạnh phúc với công việc ổn định, cô Đàm Thị Thanh Tâm, giáo viên dạy nhạc tại Trường tiểu học và THCS Dương Phong (H.Bạch Thông, Bắc Kạn), ngỡ tưởng cuộc sống của mình cứ thế êm đềm trôi qua.

Câu chuyện truyền cảm hứng của cô giáo dạy nhạc mất 2 chân sau tai nạn - Ảnh 1.

Cô giáo Tâm mất đi đôi chân sau tai nạn giao thông

NVCC

Vào ngày định mệnh 30.3.2021, trên đường tan làm và đưa con trai nhỏ 5 tuổi từ trường về, 2 mẹ con cô giáo Tâm gặp tai nạn với xe đầu kéo. Theo lời cô kể lại, bằng tất cả sức bình sinh và tình yêu thương của một người mẹ, cô đã bảo vệ con thoát khỏi lưỡi hái tử thần, nhưng bản thân thì vĩnh viễn mất đi đôi chân.

"Lúc đó, tôi cảm giác được 2 chân mình dập nát, máu chảy lênh láng. Có lẽ cả đời tôi chưa bao giờ thấy nhiều máu đến thế! Bằng tất cả sức lực mà tôi có, tôi cố gắng giữ cho mình được tỉnh để biết rằng con mình vẫn an toàn và nhờ sự trợ giúp của người đi đường", cô nhớ lại.

Câu chuyện truyền cảm hứng của cô giáo dạy nhạc mất 2 chân sau tai nạn - Ảnh 2.

Sau tai nạn, cô Tâm trở lại với công việc giảng dạy, trở thành tấm gương và cảm hứng cho nhiều học sinh

Được chuyển từ Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn lên Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) kịp thời, cô giáo Tâm giữ được mạng sống, nhưng phải cắt bỏ đôi chân. Trong chập chờn giữa sự sống và cái chết, chính các con là động lực, là sức mạnh để người phụ nữ ấy không buông xuôi. Trong đầu của người mẹ khi đó chỉ có một ý nghĩ duy nhất là "Phải sống!" để 2 con không mồ côi mẹ.

Cô giáo Tâm bắt đầu hành trình mới sau ngày xuất viện. Thời gian đầu làm quen với cuộc sống của người không chân là chuỗi tháng ngày tăm tối nhất trong cuộc đời. Nhiều lúc, cô không tin mình đã trở thành một người khuyết tật. Dần dần, nhờ sự chăm sóc, hỗ trợ từ chồng và các con, cô giáo Tâm bắt đầu thích nghi.

"Nhờ người thân, đồng nghiệp, mạnh thường quân và của cả cộng đồng, khi hoàn cảnh của tôi được nhiều người chia sẻ lên mạng xã hội, tôi được hỗ trợ đôi chân giả. Vì muốn sớm hòa nhập trở lại, nhiều lần tôi không tuân thủ chỉ định của bác sĩ mà tự tập đi ngày đêm trên đôi chân đó, rớm máu chỗ vết thương, tôi vẫn quyết tâm tập. Không hiểu sao lúc đó mình có một sức mạnh lớn tới mức quên luôn cả những đau đớn", cô kể.

4 tháng sau vụ tai nạn, cô giáo Tâm quay lại trường và tiếp tục công tác. Chưa quen đi chân giả, những ngày đầu cô nhờ chồng đưa đón, rồi sau đó tự đi bằng xe máy 3 bánh. Chứng kiến sự trở lại đầy ngoạn mục của cô Tâm, nhiều đồng nghiệp gọi đó "là một kỳ tích, một nghị lực phi thường".

"Tôi cảm thấy mình bình thường như bao người khác"

"Những ngày đầu trở lại bục giảng với đôi chân giả tôi cũng cảm thấy tự ti, bối rối. Những lời động viên của học trò, ánh mắt chia sẻ của đồng nghiệp đã giúp tôi vượt qua khó khăn, trở ngại. Đôi khi tôi thấy đôi chân giả cũng là một cái hay của mình bởi khi đi với đôi chân đó, tôi không thể đứng vững một chỗ mà chao qua chao lại. Khi dạy nhạc, chân tôi làm động tác đó kết hợp với việc dạy các em hát, cũng là một thú vị", cô giáo cười lạc quan.

Mất đôi chân là một thiệt thòi, nhưng tai nạn đã giúp cho cô giáo nhận ra rằng mình mạnh mẽ đến như thế nào. "Giờ đây, tôi cảm thấy mình bình thường như bao người khác chứ không phải một người khuyết tật. Tôi làm công việc nhà, đưa đón con đi học, tôi đi dạy, bán hàng online, hỗ trợ những người khác học về kinh doanh online… nên mỗi ngày gần như kín lịch", cô Tâm cho biết.

Thầy giáo Đoàn Thanh Bình, cựu Hiệu trưởng Trường tiểu học và THCS xã Dương Phong, cho biết trong những ngày cô Tâm trở lại trường làm việc sau tai nạn, với vai trò là một người lãnh đạo, là đồng nghiệp khi đó, thầy cùng các đồng nghiệp động viên về mặt tinh thần và tạo điều kiện để cô tiếp tục công việc một cách tốt nhất.

"Dù phải đi dạy bằng chân giả, nhưng điều đó không ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy của cô Tâm. Cô không chỉ hoàn thành tốt các bài giảng mà còn xông xáo, đi đầu trong nhiều hoạt động của nhà trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà lãnh đạo giao cho. Nghị lực của cô Tâm khiến chúng tôi ngưỡng mộ và cũng là tấm gương cho các trò", thầy Bình chia sẻ.

Câu chuyện truyền cảm hứng của cô giáo dạy nhạc mất 2 chân sau tai nạn - Ảnh 3.

Cô Tâm cho biết mình hoàn toàn hài lòng với cuộc sống hiện tại. Mỗi ngày trôi qua là một ngày thật vui, ý nghĩa bởi cô tin rằng bông hoa mọc lên trong những điều kiện khắc nghiệt nhất chính là bông hoa đẹp nhất!

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap