ThS.BS.CKI Hà Thị Ngọc Bích,ữngmónăntốtchongườibệnhcườnggiátemp mail khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thừa hormone tuyến giáp khiến cơ thể tăng chuyển hóa, đốt cháy nhiều năng lượng hơn dẫn đến sụt cân, tăng nguy cơ thiếu chất ở người bệnh cường giáp. Bên cạnh điều trị bằng thuốc, người bệnh nên có chế độ ăn phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng, tránh ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc và chức năng tuyến giáp.
Chế độ ăn giàu các chất dinh dưỡng như selen, sắt, kẽm và vitamin B12, D3 và A... có khả năng chống oxy hóa, chống viêm, giảm mỡ trong cơ thể, góp phần cải thiện chức năng tuyến giáp.
Thực phẩm giàu vitamin Agiúp chống oxy hóa, cải thiện viêm tuyến giáp. Sữa, cà rốt, cà chua, ớt chuông, bí đao... có nhiều vitamin A.
Thực phẩm giàu vitamin B có khả năng chống oxy hóa giúp giảm viêm và cải thiện chức năng tuyến giáp. Người bệnh cường giáp có thể dùng sữa, các loại rau có màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên cám như gạo, lúa mạch, ngô, gạo lứt... để cung cấp vitamin B cho cơ thể.
Thực phẩm giàu vitamin Dcó nhiều trong trứng gà, nấm, cá ngừ, sữa, nước cam, yến mạch...
Kẽmđược tìm thấy trong thịt bò, gà, đậu xanh, đậu lăng, các loại hạt, cua, ốc, hến, hàu, sò...
Selenchứa oligo (nguyên tử đa lượng) có lợi cho chức năng tuyến giáp, góp phần ngăn ngừa tổn thương tế bào, lão hóa sớm. Thực phẩm nhiều selen như nấm đông cô, trứng, phô mai, thịt gà, thịt heo...
Người bệnh cường giáp cũng nên bổ sung men vi sinh (có chứa lactobacillus acidophilus) góp phần duy trì sức khỏe đường tiêu hóa và miễn dịch.
Một số loại rau họ cải như súp lơ, cải xoăn, cải xanh... chứa các hợp chất kiềm chế sản xuất hormone tuyến giáp, góp phần làm giảm hấp thụ iốt của tuyến giáp. Hai tác dụng này đều có lợi cho người bị cường giáp.
Bác sĩ Bích lưu ý người bệnh hạn chế món ăn chứa iốt để tránh kích thích tuyến giáp tiết quá nhiều hormone giáp. Thực phẩm giàu iốt như rong biển, rau câu, tảo bẹ, hải sản nước mặn. Tránh thực phẩm tinh chế hay đóng hộp vì chứa lượng iốt cao. Giảm tiêu thụ thịt, hạn chế gluten, lactose để cải thiện tình trạng viêm tuyến giáp. Đậu nành, yến mạch có liên quan đến nguyên nhân gây bướu cổ do chứa nhiều isoflavone hay gluten dễ dẫn đến rối loạn chức năng tuyến giáp, cũng nên tránh.
Một số loại thực phẩm bị ô nhiễm bởi các chất hóa học có thể gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng chức năng tuyến giáp. Người bệnh cường giáp nên chọn loại rõ nguồn gốc xuất xứ, được Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế chứng nhận.
Để kiểm soát cường giáp tốt hơn, người bệnh cũng nên hạn chế uống rượu bia, đồ uống có chứa caffeine như trà, nước ngọt, cà phê. Người bệnh không hút thuốc lá, nên tập thể dục thường xuyên khoảng 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
Đinh Tiên
Độc giả đặt câu hỏi bệnh đái tháo đường tại đây để bác sĩ giải đáp |